10 bài học từ người đàn ông bỏ việc để trở thành một nhiếp ảnh gia toàn thời gian

Mọi quyết định bạn từng đưa ra, mỗi bức ảnh bạn từng chụp và mỗi cơ hội bạn từng nắm bắt đều đưa bạn đến vị trí là nhiếp ảnh gia như bây giờ. Hãy dành ra một giây để nghĩ về việc đó. Dù cho mục tiêu của bạn là gì hoặc bạn muốn đi tới đâu với phong cách nhiếp ảnh của mình, mọi thứ sẽ được định đoạt bằng một chuỗi những quyết định. Thực ra tất cả những thành công và thất bại của bạn đều là một sự kết hợp hài hòa của quy luật nhân quả. Một hành động có thể dẫn tới một kết quả lớn hoặc nhỏ. Đối với hầu hết mỗi người chúng ta, tình yêu dành cho nhiếp ảnh đều như nhau và câu hỏi luôn bừng cháy trong mỗi người là “ Tôi có thể trở thành nhiếp ảnh gia toàn thời gian bằng cách nào?”.

Nếu bạn đã từng muốn biết cần phải đánh đổi gì để bỏ công việc chính và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay cảm giác thế nào khi biến tình yêu nhiếp ảnh thành nguồn thu nhập ổn định thì hôm nay sẽ là ngày may mắn của bạn đấy. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài bài học tôi đã học được trong suốt chuyến hành trình 3 năm để trở thành “một trong số những người đó” – những người quyết định biến đam mê nhiếp ảnh thành một công việc toàn thời gian và chào tạm biệt công việc hàng ngày khốc liệt và nhàm chán. Một vài trong số những bài học này là những cái bạn đang cần và một số thì có thể không rõ ràng như vậy. Do đó, hãy ngồi lại và chuẩn bị lắng nghe một vài lời khuyên thực tế từ những người thực sự đã biến ước mơ thành hiện thực, và cách theo đuổi nếu bạn lựa chọn nó.

#1 – Bạn mong muốn nó hơn bất cứ thứ gì

Nói suông rằng bạn muốn một thứ gì đó thì rất dễ. Nhưng bạn có bao giờ thực sự khao khát thực hiện điều đó chưa? Tôi đang nói về suy nghĩ chỉ muốn nhưng không làm ăn sâu trong bản chất của bạn rồi. Thực ra thì không tới nỗi như vậy nhưng cũng sắp rồi. Nếu bạn dự “thực hiện” nó bằng bất cứ giá nào thì bạn sẽ muốn nó hơn bất cứ thứ gì khác.

Mặt tốt khi tìm kiếm thứ gì đó mà bạn hoàn toàn mong muốn là những thử thách bạn đối mặt dường như không quan trọng nhiều cho lắm. Và đúng vậy! Sẽ có rất nhiều thử thách đấy và điều này dẫn ta tới bài học #2.

#2 – Bạn sẽ phải hy sinh

Đừng hiểu nhầm tôi. Những từ vừa rồi không có ý làm bạn nhụt chí nhưng đồng thời nó cũng khá đúng. Để hoàn toàn đạt được những mục tiêu đó thì sẽ phải có nhiều sự hy sinh song hành. Bản chất và tính chính xác của những sự hy sinh này sẽ thay đổi nhiều nhưng sẽ luôn luôn có những thứ mà bạn sẽ phải từ bỏ để biến ước mơ thành hiện thực.

Những hy sinh này có thể là bất cứ thứ gì từ việc bỏ giấc ngủ và trải qua sự khó chịu thể chất hay bỏ lỡ thời gian với bạn bè. Nhiếp ảnh là môi trường mà theo nghĩa đen bắt buộc bạn phải có mặt để chụp mọi tấm hình. Điều này có nghĩa bạn phải có mặt ở đó trong khoảng thời gian mà bạn không thể ở bất cứ nơi nào khác. Nó sẽ làm mờ nhạt các mối quan hệ của bạn và gây tổn hại tới cơ thể bạn, túi tiền của bạn, và thậm chí cả tâm trí. Nhưng rất giống với bài học #1, những hy sinh dường như không quá khủng khiếp nếu chúng được nhìn nhận như những phương tiện cần thiết để hiện thực được những thứ bạn thật sự mong muốn.

#3 – Hiểu được những “rủi ro có tính toán”

Việc chấp nhận những rủi ro có tính toán thỉnh thoảng bị hiểu nhầm bởi những người dự định tiến xa trong sự nghiệp nhiếp ảnh. Chúng ta cùng phân tích câu “rủi ro có tính toán” nào.

Đầu tiên, chúng ta có từ “tính toán” mang nghĩa thứ gì đó được thực hiện với sự nhận thức hoàn toàn về những hậu quả có thể xảy ra. Sau đó chúng ta có từ “rủi ro” đề cập đến thứ gì đó được chúng ta đánh giá là nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát. Do đó, khi chúng ta nói chúng ta sẽ chấp nhận rủi ro đã được tính toán, có nghĩa chúng ta sẽ đưa thứ gì vào tình thế nguy hiểm dù biết chắc chắn kết quả không được ưng ý. Đây là điểm mà tôi thấy thiếu sót ở nhiều nhiếp ảnh gia.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, bạn nhất định phải liều lĩnh. Dù việc đó luôn đúng, tôi đã học được rằng chính cái cách mà bạn chấp nhận những rủi ro đó tạo nên toàn bộ sự khác biệt. Khi nói đến việc nhận những rủi ro có tính toán, đừng bao giờ liều với bất cứ chuyện gì có khả năng hoàn toàn ngăn bạn đạt được mục tiêu tiếp theo.

Mặc dù vậy tôi phải thừa nhận rằng lời khuyên này nghe khá nghịch lý nhưng tóm lại bạn phải chấp nhận những rủi ro có tính toán tối ưu nhất. Đó là việc cống hiến hết mình và nỗ lực kiếm sống chỉ từ những thương vụ giao dịch về nhiếp ảnh. Cho tới khi thời gian ấy đến, hãy đảm bảo những liều lĩnh, rủi ro của bạn đa dạng không giới hạn.

#4 – Bạn sẽ phải dạy bản thân sự kiên nhẫn

Đây là một vấn đề nan giải. Bạn sẽ phải kiên nhẫn. Luôn luôn kiên nhẫn cho dù thế nào đi nữa. Nếu bạn không phải là một người có tính nhẫn nại thì bạn có thể sẽ phải dạy bản thân điều đó. Và nếu bạn đi đến kết luận rằng bạn không thể dạy bản thân mình trở nên kiên nhẫn thì bạn chỉ cần giả vờ như vậy. Tôi có thể nói với bạn rằng không có một thời gian biểu nhất định nào khi nói tới việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Trở nên kiên nhẫn không có nghĩa bạn phải ngồi lại và chờ đợi mọi việc xảy đến. Thay vào đó, hãy biến từng phút mỗi ngày trở nên phần quan trọng trong công cuộc chinh phục thứ bạn mong muốn nhất. Những phải hiểu rằng không có gì bảo đảm lúc nào mục tiêu đó được hoàn thành. Chỉ biết rằng bạn sẽ đạt được nó nếu bạn kiên nhẫn (và kiên định) và đừng dừng lại. 

#5 – Sự tự tin đến sau thực tế

Đây là vài điều tôi đấu tranh để nhắc nhở bản thân hàng ngày. Sự tự tin cũng quan trọng giống như kỹ năng trong một vài trường hợp. Có gan thử một thứ gì mới, để cố gắng thực hiện những điều khó khăn, đó là những cái cần để biến những điều lớn lao thành hiện thực với phong cách nhiếp ảnh của bạn.

Một vài người bẩm sinh tự tin (hay ít nhất trông như thế). Nhưng đối với những người khác, tự tin là một tài năng cần được rèn luyện. Đâu là khuyết điểm khi trở nên tự tin trong việc bạn làm? Sự tự tin chỉ đến sau khi bạn làm được những thứ bạn sợ.

Yeah! Đó là một ý kiến khó nghe đuổi nhưng nó đúng đấy. Để trở nên tự tin bạn phải liên tục bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để nâng cao tay nghề. Điều này có nghĩa bạn phải trở nên chủ động với khách hàng, bắt đầu những công việc nằm ngoài sở trường của bạn, và thậm chí đôi lúc phải thuyết phục mọi người trong một vài trường hợp.

#6 – Hãy bỏ ngoài tai những công thức bí mật để thành công

Internet tràn ngập những loại website và video tự học nhiều đến nỗi không tưởng tượng được và tất cả vì mục đích giúp bạn chụp ảnh tốt hơn. Điều đó 100% ổn thôi! và không ai trong chúng ta biết nhiều về việc tạo ra những bức ảnh nếu không có những người xuất bản những thông tin khoa giáo bổ ích.

Nên cảnh giác bất cứ khi nào bạn nghe thấy hay đọc được thứ gì bảo bạn rằng, “Thực hiện điều này và bạn sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia vĩ đại” hoặc khủng khiếp hơn nữa nếu có gặp một dòng như “Tôi là một bậc thầy về nhiếp ảnh nên hãy lắng nghe tôi”. Hãy hiểu rằng chuyến hành trình đi tìm thành công hoàn toàn khác biệt ở từng người. Những mục tiêu và lựa chọn của tôi thông thường sẽ khác với những cái bạn sẽ chọn. Trong khi đó, một vài bài học sẽ giống nhau. Hãy chỉ nhớ rằng không có thứ gì gọi là công thức bí mật cả, chỉ có những lời khuyên, kinh nghiệm thôi.

#7 – “Hãy nắm giữ cơ hội ở đằng chuôi”

Tôi yêu thích một phép ẩn dụ hay và việc “nắm bắt cơ hội ở đằng chuôi” là một trong những phép ẩn dụ tốt nhất tôi có thể nghĩ tới để diễn tả những gì tôi học được về việc tiếp cận cơ hội. Việc học hỏi để nhận ra những cơ hội giúp nâng cao bản thân và tay nghề của bạn chỉ làm một phần nhỏ của vấn đề. Bạn cũng cần quyết liệt nắm giữ những cơ hội đó khi chúng tới.

Đối với tôi, đã có 3 hoặc 4 cơ hội lớn và cuối cùng chúng đã giúp tôi đạt được chỗ đứng như hiện tại. Tôi đã giảm thiểu số lượng mặc dù nó cao hơn thế, một trong những cơ hội lớn đó phụ thuộc vào một email mà tôi đã gửi cho ai đó. Nếu tôi không gửi email đó thì mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khác.

Đừng chỉ nói rằng “Tôi nghĩ đây là một cơ hội lớn nhưng…”. Một khi đã hành động thì không có nhưng nhị gì cả. Thật không may, bạn phải quyết định điều đó cho bản thân dù không có cơ hội nào đáng giá. Nhưng nếu bạn quyết định bắt tay vào làm thì hãy làm với mọi thứ bạn có. Bạn không bao giờ biết nó có thể đi về đâu. Điều này dẫn ta tới bài học #8.

#8 – Địa điểm của bạn sẽ thay đổi

Có một bài học lạ lùng mà tôi chỉ mới học được cách đây khoảng một năm trước. Tất cả ước mơ tôi từng có khi tôi bắt đầu tạo ra những bức ảnh chính là chụp ảnh về những thứ xinh đẹp, bán chúng, và cứ như vậy. Tôi đã nghĩ tôi sẽ làm đủ để kiếm sống mà thôi.

Thật ra thì, sự thật nghiệt ngã về nhiếp ảnh là gần như không thể đủ sống chỉ riêng từ việc bán những tấm ảnh. Nó không phải là không thể nhưng thậm chí những nhiếp ảnh gia vĩ đại đáng kính trong những quyển sách lịch sử nhiếp ảnh không đơn thuần chỉ bán những bức ảnh để kiếm sống . Những người làm việc này thường chỉ có thể thực hiện được SAU KHI họ trở nên nổi tiếng trong giới nghệ thuật.

Đừng sợ cho phép bản thân phát triển một cách tự nhiên. Hiện tại, tôi viết từ 4 tới 5 ấn bản, tác giả của 2 cuốn sách về nhiếp ảnh, sở hữu kênh Youtube riêng, và thử qua các loại nhiếp ảnh khác nhau hoặc những cuộc phiêu lưu liên quan tới ảnh. Tôi vẫn thích tạo ra những bức ảnh và làm thế bất cứ khi nào có thể, nhưng tôi có bán chúng không? Không hẳn.

Liệu tôi có bao giờ nghĩ bản thân mình là một tác giả ? Dĩ nhiên không! Nhưng khi cơ hội tới tôi nắm bắt, và tất cả đều là một nước đi đầy ấn tượng đưa tôi chỗ đứng hiện tại của mình bây giờ. Kinh nghiệm ở đây là trở nên linh hoạt cùng với thái độ của mình và chấp nhận rằng bạn luôn luôn hiểu một điều là một kết quả mỹ mãn đang chờ đợi ngoài kia, nhưng nó có thể không phải là cái mà ban đầu bạn mong muốn đạt được.

#9 – Nghĩ lớn nhưng phải thực tế

Thiết lập những mục tiêu lớn cho bản thân. Mơ lớn. Nghĩ lớn. Đừng bao giờ để bất kì ai nói với bạn rằng điều này bất khả thi vì lý do này hoặc lý do kia.Trong khi bạn không bao giờ nên đặt ra những giới hạn cho bản thân và giấc mơ của mình thì sống thực tế cũng rất quan trọng đấy. Đây là đời thực, phải không? Điều quan trọng là đừng bao giờ mong chờ thành công xảy ra nhanh chóng hoặc không dành nhiều thời gian, cố gắng cho nó (hãy nhớ  #2 và #4 ở trên).

Thứ gây thất vọng nhất có thể xảy ra với những người có những mong đợi thiếu thực tế chính là họ từ bỏ. Họ ngưng theo đuổi những thứ họ yêu thích và tự giam bản thân mình trong một thực tại họ không thực sự muốn. Nếu bạn muốn làm việc toàn thời gian trong thế giới nhiếp ảnh thì luôn luôn nhớ rằng thành công tìm đến chúng ta ở nhiều thời điểm khác nhau và với nhiều kết quả khác nhau. Hãy nghĩ lớn nhưng nhớ là luôn phải thực tế nhé.

#10 – Dù thế nào đi nữa, tất cả đều xứng đáng

Để đóng danh sách tại đây, phần #10 là bài học tôi muốn bạn hiểu rõ ràng nhất. Về tất cả những bài học tôi đã học được trong chuyến hành trình hướng tới sự độc lập của mình trong giới nhiếp ảnh, có một thứ mà tôi đã phải chờ đợi cho tới cuối cùng và nó là điều này – tất cả đều xứng đáng. Tất cả mọi thứ. Tất cả quá trình làm việc cực khổ, tất những sự hy sinh của bạn, mọi thứ bạn đổ vào để biến ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia toàn thời gian cuối cùng sẽ dẫn đến một trong những cảm xúc bạn không thể tưởng tượng nổi.

Thành thực mà nói, bất cứ mô tả nào tôi có thể đưa ra về cảm giác tuyệt vời thế nào khi biến nhiếp ảnh (hay liên quan tới hình ảnh) thành công việc toàn thời gian của bạn cuối cùng sẽ thất bại toàn tập. Do đó, nếu bạn đang đấu tranh với bất kì thứ gì ban dự định làm với nhiếp ảnh thì hãy để bài học cuối cùng này củng cố để bạn tiếp tục trên con đường này. Hãy tin tôi, tất cả đều sẽ xứng đáng.

Một vài suy tư cuối cùng

Những bài học này chỉ là một phần nhỏ của các giới hạn gần như không tính toán được của việc thử nghiệm và mắc lỗi, những lúc thăng trầm, ba chìm bảy nổi. Con đường riêng của bạn có thể sẽ khác hơn tôi, vì đúng là vậy. Tôi quyết định từ bỏ sự nghiệp thành công mặc dù mình không phù hợp trong ngành chăm sóc sức khỏe để tiếp tục kiếm sống bằng việc làm những gì mình thực sự yêu thích. Vậy phần hay nhất là gì? Tôi không khác bạn lắm.

Tôi rất vui khi kể cho bạn về một vài trong số những bài học tôi đã học được để bạn có thể hiểu rằng bạn có thể làm điều tương tự như tôi. Nó có thể không xảy ra quá nhanh và có thể không chính xác với dự định ban đầu, nhưng khi nó cuối cùng xảy ra… và nó sẽ xảy ra, nó sẽ tốt hơn bất cứ thứ gì bạn tưởng tượng.

Nguồn: designs.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *