Cách thay đổi kích thước và độ sắc nét của hình ảnh bằng Photoshop

Hầu hết các nhiếp ảnh gia gặp phải vấn đề về kích thước và độ sắc nét khi đưa ảnh lên Internet. Quá trình xử lý ảnh phía máy chủ có thể làm cho hình ảnh của bạn trông mờ và kém chi tiết hơn rất nhiều so với hình ảnh gốc mà bạn có thể đã dành nhiều thời gian để chỉnh sửa. Bài viêt này sẽ giúp bạn thay đổi kích thước và độ sắc nét của trước khi đưa lên Intenet và quan trọng hơn là học được cách làm chủ việc chỉnh sửa bức ảnh của mình.

Không nên sử dụng các dịch vụ trực tuyến để thay đổi kích thước và làm sắc nét hình ảnh của bạn

Để có được những hình ảnh sắc nét và tuyệt vời, hãy tránh việc tải lên hình ảnh ở định dạng gốc rồi để các máy chủ tự động thay đổi kích thước cho bạn. Lý do là vì để giảm tải máy chủ khi hiển thị, hình tải lên sẽ bị giảm dung lương, dẫn tới việc giảm kích thước và độ sắc nét do chúng là những yếu tố chiếm rất nhiều bộ nhớ. Thêm nữa, các máy chủ hiện nay không đủ thông minh để phân tích ảnh, khiến những chi tiết cần thiết có thể bị xóa bỏ rất nhiều còn những yếu tố bổ trợ lại được giữ lại gần hết. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ lưu trữ ảnh trực tuyến chuyên dụng như Flickr hay 500px.

Bạn cũng nên tránh việc sử dụng đơn thuần lệnh kết xuất trong Photoshop. Mặc dù nó tốt, nó không phải là toàn năng. Hình ảnh bạn nhận được vẫn có thể bị mờ nhòe, đặc biệt nếu có sự thay đổi đáng kể về kích thước, ví dụ như giảm kích thước hình ảnh từ 6000px xuống thành còn 1200px

Thêm nữa, tránh việc chỉ thay đổi kích thước trong Photoshop và để công cụ kết xuất làm phần còn lại nếu bạn muốn có kết quả tốt nhất. Mặc dù bạn dễ dàng có được hình ảnh với kích thước cần thiết, bạn lại có ít quyền kiểm soát quá trình làm sắc nét hình ảnh của mình.

Làm sắc nét hình ảnh của bạn bằng Photoshop như thế nào.

Để bắt đầu, hãy tạo một bản sao của hình ảnh mà bạn đang cần xử lý và mở nó bằng Photoshop. Đảm bảo rằng bạn sử dụng bản sao chứ không phải bản gốc vì bạn sẽ thay đổi kích thước hình ảnh này thành phiên bản nhỏ hơn nhiều. Nếu bạn chỉnh sửa ảnh gốc thì khi lưu lại và đóng Photoshop, bạn không thể phục hồi hình ảnh trở lại kích thước đầy đủ nếu bức ảnh mới không phải là thứ bạn cần.

Một cách tự nhiên, chúng ta có thể thay đổi ngay kích thước gốc của bức ảnh thành kích thước mong muốn. Tuy nhiên, điều này thường không mang lại kết quả tốt nhất vì các thuật toán mặc định của Photoshop dễ xác định sai khối hình chính, dẫn tới làm sắc nét không đúng khối hình cần giảm chất lượng khi bạn giảm kích thước. Cách tốt nhất ở đây là chia việc thay đổi kích thước thành hai bước và tăng mức độ chi tiết của khối hình cần thiết trong mỗi bức hình mới được tạo ra.

Ví dụ như bức ảnh này, chiều rộng gốc của bức ảnh là 6000px và chúng ta cần một bức ảnh có chiều rộng 1200px.

Bước đầu tiên là giảm kích thước hình ảnh xuống còn khoảng 1.6 của kích thước cuối cùng mà bạn mong muốn. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ làm việc với bức ảnh có chiều rộng 1.6 X 1200px = 1920px. Để làm điều này, bạn vào Image-> Image Size và nhập chiều rộng. Bức ảnh mới nhận được không bị xuống cấp quá nhiều do thay đổi kích thước mà vẫn tương đối gần với kích thước cuối cùng.

Lúc này bạn sẽ điều chỉnh độ sắc nét của hình ảnh bằng cách vào Filter→Sharpen→Sharpen.  Bạn có thể vào trong khung Layers và đặt tên cho lớp đang hiển thị là Sharpened để tiện theo dõi cộng việc. Sau đó, bạn nhân đôi lớp này bằng cácn nhấn tổ hợp phím CMD + J (trên Mac) hoặc CTRL + J (trên Windows). Tiếp theo bạn vàoFilter→Sharpen→Sharpen để áp dụng bộ lọc sắc nét thêm một lần nữa rồi đổi tên lớp này thành “Extra sharpening”.

Cach-thay-doi-kich-thuoc-va-do-sac-net-cua-hinh-anh-bang-Photoshop-4

Cach-thay-doi-kich-thuoc-va-do-sac-net-cua-hinh-anh-bang-Photoshop05

Bây giờ hình ảnh của bạn đã sẵn sàng để thay đổi kích thước đến kích thước hình ảnh cuối cùng. Vào Image-> Image Size và nhập chiều rộng 1200px, hình ảnh bạn nhận được lúc này có độ sắc nét tương tự như khi bạn xem nó ở kích thước gốc. Đôi khi, bạn có thể thấy hình ảnh thu được có vẻ quá sắc nét. Lúc này, việc thay đổi độ mờ đục (opacity) của lớp trên cùng (lớp Extra sharpene) xuống còn khoảng 60-70% sẽ khiến bức hình trở nên tự nhiên hơn.

Cach-thay-doi-kich-thuoc-va-do-sac-net-cua-hinh-anh-bang-Photoshop-7

Cach-thay-doi-kich-thuoc-va-do-sac-net-cua-hinh-anh-bang-Photoshop-8

Điều chỉnh để bức hình tự nhiên hơn

Quá trình bảo toàn độ nét của hình ảnh kết thúc tại đây. Tuy nhiên, bạn nên biết có những vấn đề gì khác đã xảy ra khi trong quá trình thay đổi kích thước hình ảnh.

Việc làm sắc nét hình ảnh có xu hướng làm cho bức ảnh sáng hơn một chút. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên thêm một lớp điều chỉnh Levels (Levels adjustment layer) và kéo nhẹ điểm giữa của đồ thị hình chuông sang phải. Thông thường, việc thay đổi điểm giữa đồ thị thành 0,97 sẽ mang lại mức độ sáng ban đầu. Sử dụng lớp điều chỉnh Phơi sáng (Exposure adjustment layer) cũng mang lại kết quả như trên.

Cach-thay-doi-kich-thuoc-va-do-sac-net-cua-hinh-anh-bang-Photoshop-8

Màu sắc trong bức ảnh của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể phát hiện điều này. Nếu bạn thấy bức ảnh mới trông có vẻ thiếu sắc hơn, bạn nên thêm một lớp điều chỉnh Hue/Saturation (Hue/Saturation adjustment layer) và thêm một chút bão hòa màu trở lại vào hình ảnh. Thông thường bạn chỉ cần từ +5 đến +9 là có thể làm bức ảnh mới tươi sáng như ban đầu.

Cach-thay-doi-kich-thuoc-va-do-sac-net-cua-hinh-anh-bang-Photoshop-9

Bạn cũng có thể ghi lại quá trình thay đổi kích thước và làm sắc nét hình ảnh theo kích thước bạn thường cần tới nhất để dùng cho các lần sau bằng cách tạo ra các Photoshop Action. Điều này tăng tốc đáng kể quá trình xử lý ảnh, đặc biệt là khi bạn cần xử lý hàng nghìn ảnh trong thư viện hình ảnh của mình.

Kết xuất hình ảnh

Bước cuối cùng là kết xuất hình ảnh. Bạn có thể làm điều này bằng cách vào File -> Export -> Export As… Thiết lập bạn chọn khi kết xuất hình ảnh tùy thuộc vào nơi bạn muốn tải hình ảnh lên. Đối với một số trang web, ví dụ phòng trưng bày của bạn, chất lượng hình ảnh quan trọng hơn kích thước tệp. Trong khi đó, các trang tin tức lại ưa thích tệp có kích thước nhỏ hơn, nhưng chất lượng hình ảnh cao hơn.

Điều bạn cần bận tâm nhất lúc này là dùng định dạng tệp nào để lưu trữ và truyền tải hình ảnh. JPG là định dạng phổ thông nhất cho ảnh trên Internet. Tuy nhiên với định dạng này, chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào việc bạn thích kích thước tệp nhỏ (để hình ảnh tải nhanh như chớp) hay bạn muốn duy trì chất lượng hình ảnh tốt nhất có thể (đồng nghĩa với việc tải ảnh lâu hơn). Thông thường, bạn có thể hạ thấp kích cỡ xuống 80% mà chất lượng hình ảnh vẫn chưa giảm rõ ràng, khiến đây là cài đặt ưa thích của nhiều người. Bạn có thể giảm kích thước tệp nhiều hơn bằng cách thiết lập  chất lượng hình ảnh thấp hơn và khi giảm đển 50% thì chất lượng ảnh không còn tương xứng với lợi ích mà kích thước tệp nhỏ mang lại nữa. Bạn cũng có thể sự dụng một số dịch vụ tối ưu hóa hình ảnh như TinyJpg với thuật toán phân tích và nén ảnh thông minh làm giảm kích thước tệp của bạn mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh quá nhiều.

Nguồn: designs.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *